Chiến sự Ukraine ngày 797: Nga bắn hạ nhiều tên lửa ATACMS ở Crimea
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiện Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận". Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc. Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.Thanh Thúy kiếm tiền tỉ khi sang châu Âu thi đấu
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Giá xăng dầu hôm nay 2.4.2024: Dầu Brent chạm mốc cao nhất trong 5 tháng
Ngày 25.2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị lấy ý kiến về việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa.Theo tờ trình của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hành sắp xếp, sáp nhập, giải thể nhiều cơ quan, đơn vị.Theo đó, thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT, tiếp nhận nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh. Dự kiến sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ giảm 7/24 phòng và tương đương, giảm 3/25 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; biên chế giao 571 công chức, 517 viên chức và 77 lao động hợp đồng.Dự kiến sau khi hợp nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ có 1.165 công chức, viên chức và người lao động. Trong khi số lượng cán bộ hiện tại của Sở NN-PTNT Thanh Hóa là 970 người, gồm 464 công chức, 506 viên chức.Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT với Sở Xây dựng. Sau khi sắp xếp, Sở Xây dựng giảm 6/17 phòng; biên chế giao 135 công chức, 47 viên chức, và 21 lao động hợp đồng.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính, sau khi sắp xếp, giảm 6/17 phòng, biên chế giao 153 công chức, 6 lao động hợp đồng. Thành lập Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN, sau khi sắp xếp, giảm 3/11 phòng và tương đương; giảm 1/3 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 3/3 đầu mối của tổ chức thuộc sở, biên chế giao 81 công chức, 28 viên chức, 9 lao động hợp đồng.Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH với Sở Nội vụ; sau khi sắp xếp, giảm 4/14 phòng và tương đương, giảm 5/5 đầu mối của tổ chức thuộc sở, tăng 1 đơn vị sự nghiệp công lập, biên chế giao 101 công chức, 112 viên chức, 101 lao động hợp đồng. Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở hợp nhất Ban Dân tộc và Ban Tôn giáo, sau khi sắp xếp tăng 1 phòng; biên chế giao 36 công chức, 4 lao động hợp đồng.Ngoài ra, các sở và một số cơ quan khác tiến hành chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ hoặc tổ chức lại, gồm: Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở VH-TT-DL, Sở Công thương, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; kết thúc hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Thanh Hóa.Sau sắp xếp, tỉnh Thanh Hóa giảm 5 sở (do hợp nhất); 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; 10 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở; 35 phòng và tương đương; 4 phòng thuộc tổ chức hành chính đặc thù. Đối với cấp huyện, giảm 52 phòng thuộc 26 UBND cấp huyện.Về con người, dự kiến giảm 5 người giữ chức giám đốc các sở; 15 người giữ chức phó giám đốc sở; 35 trưởng phòng thuộc cấp sở; 52 trưởng phòng thuộc UBND cấp huyện; 104 phó trưởng phòng thuộc UBND cấp huyện. So với chỉ tiêu biên chế đã giao năm 2025, sau khi sắp xếp, số lượng công chức giảm 92 người, viên chức giảm 176 người.Tại hội nghị, ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh đã xây dựng tờ trình công phu, khoa học. Ông Nguyễn Doãn Anh cũng cho rằng, trong công tác sắp xếp bộ máy, mỗi địa phương có đặc thù riêng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo về nguyên tắc, chỉ tiêu, quy trình, quy định. Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, việc triển khai sắp xếp cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền, chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Chính quyền Hàn Quốc ngày 3.1 đã không thực hiện được lệnh bắt giữ đối với tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol. Đó là kết quả sau một cuộc đối đầu kịch tính diễn ra suốt nhiều giờ tại Dinh Tổng thống.Các nhà điều tra do Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cấp cao (CIO) đứng đầu đã vấp phải sự ngăn chặn của các thành viên của Cơ quan an ninh tổng thống và các binh sĩ được điều động đến.Đến 13 giờ 30 phút (giờ địa phương), CIO đã hủy bỏ nỗ lực bắt giữ ông Yoon vì lo ngại về sự an toàn của nhân viên.Trong một tuyên bố, CIO cho biết “phán đoán rằng hầu như không thể thực hiện lệnh bắt giữ vì cuộc đối đầu đang diễn ra” và văn phòng “rất lấy làm tiếc” về thái độ không hợp tác của ông Yoon.Truyền thông Hàn Quốc đưa tin giám đốc và phó giám đốc cơ quan an ninh tổng thống đang bị điều tra vì tội cản trở công lý.Ông Yoon đã bị điều tra vì tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật tháng 12.2024, gây sửng sốt cho đông đảo người dân Hàn Quốc.Lệnh bắt giữ hiện tại có hiệu lực đến ngày 6.1 và chỉ cho các nhà điều tra 48 giờ để giam giữ ông Yoon sau khi tổng thống bị bắt. Sau đó, CIO phải quyết định có nên yêu cầu lệnh bắt giữ ông hay phải thả ra.Luật sư của ông Yoon trong một tuyên bố ngày 3.1 cho biết việc thi hành lệnh bắt giữ không hợp lệ đối với tổng thống là bất hợp pháp.Ông cho biết sẽ có hành động pháp lý, nhưng không giải thích thêm.Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị, bùng phát khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào ngày 3.12, với lý do ông đang tiêu diệt “các thế lực chống nhà nước” trong số những đối thủ chính trị của mình.Trong vòng vài giờ sau đó, ông đã thu hồi lệnh vì quốc hội đã bỏ phiếu chống lại lệnh này.Ngoài cuộc điều tra hình sự, vụ luận tội ông Yoon hiện đang được Tòa án Hiến pháp xem xét để quyết định nên phục chức hay cách chức ông vĩnh viễn.
Đường xuống cấp trầm trọng, đi lại nguy hiểm
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.